Hỗ trợ online
  • HT/CSKH
  • Phone : 0826 18 28 68
  •   0919 877 781
Fanpage
Thống kê
  •   Đang online
    25
  •   Hôm nay
    67
  •   Hôm qua
    82
  •   Tổng truy cập
    13575
  •   Tổng sản phẩm
    19


  • Mua Bán Ô tô Cũ
    0 - 2,550,000 đ        

    Câu chuyện rừng cây Bác Hồ ở phường An Phú

    Theo lời kể lại của ông Doãn Văn Bạn (còn gọi là Út Bạn, 58 tuổi) – Trưởng ban tư lễ và ông Phạm Thanh Đồng (58 tuổi) – Trưởng xóm Phú Phong Thượng ở rừng cây Bác Hồ, dưới tán rừng xanh rằng: “Khu này vốn dĩ là rừng Miếu. Ngày 19.5.1949, nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, địa điểm này được chọn tổ chức mít tinh với hơn 1.000 người tham gia. Ủy ban Hành chính kháng chiến và Mặt trận Việt Minh xã Tam Thanh đã lấy tên Bác đặt cho rừng cây”, để rồi cái tên rừng cây Bác Hồ ra đời từ đấy. Ông Đồng còn kể thêm: “Rừng Miếu vốn có từ lâu đời. Vì trong rừng có miếu thờ thành hoàng của làng nên gọi là rừng Miếu. Từ thuở Cần vương, rừng Miếu đã trở thành nơi hoạt động nghĩa sĩ. Đến phong trào Duy tân, rừng miếu là nơi nhân dân các xã lân cận tập trung trước khi ra đường lộ hội quân với nhân dân khắp nơi kéo về vây phủ đường Tam Kỳ” – ông Đồng kể thêm.

    Câu chuyện rừng cây Bác Hồ ở phường An Phú
    Thân cây cốc đã hàng trăm năm tuổi tại đây

    Theo cuốn “Lý lịch di tích rừng cây mang tên Bác” của UBND phường An Phú, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, rừng Miếu là nơi các đảng viên gặp nhau, bàn bạc kế hoạch hoạt động cách mạng, gây tiếng vang không nhỏ trong phong trào kháng chiến chống giặc. Nhất là cuộc mít tinh với quy mô hơn 2.000 người tham gia nhằm phản đối tội ác của Pháp. Sang thời kỳ chống Mỹ, rừng Miếu lại tiếp tục che chở cách mạng, trở thành nơi liên lạc, mạch nối giữa nhân dân với cách mạng.

    Chiến tranh đi qua, rừng vẫn xanh, vẫn che chở cho 67 hộ với khoảng 200 nhân khẩu sống dưới tán rừng. Với họ, khu rừng này mang nặng tình sâu. Theo lời Trưởng xóm Phạm Thanh Đồng, không ai bảo ai, khi thấy rừng rụng lá nhiều và rác, là người dân tự cầm chổi ra quét, rồi nhổ cỏ, làm đất, thành ra rừng cây Bác Hồ rất sạch sẽ. Ông Đồng còn cho biết, người dân ở đây rất có ý thức bảo vệ rừng cây, vì vậy diện tích rừng từ sau giải phóng đến nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

    Anh Nguyễn Ngọc Chương, cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội phường An Phú chia sẻ, khu rừng là nơi diễn ra nhiều hoạt động ngoại khóa của các đoàn thể ở phường, tỉnh. Ngoài người dân địa phương, việc quét dọn vệ sinh rừng cây Bác Hồ còn được thực hiện bởi Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Trường THCS Nguyễn Khuyến, Đoàn phường An Phú. Các Đội và Đoàn còn lấy khu rừng làm địa điểm kết nạp đội viên, đoàn viên… “Việc làm trên là vô cùng ý nghĩa, đó là cách hay nhất để chúng ta giáo dục lớp trẻ lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm lịch sử, với quê hương.

    Và mong mỏi của những người dân phường An Phú là mong muốn rừng cây Bác Hồ trở thành điểm tham quan trọng tâm của phường trong nỗ lực hút khách du lịch, chính quyền nơi đây đã lên kế hoạch trồng thêm cây xanh, đề xuất cấp trên xây dựng một số hạng mục cần thiết như nhà trưng bày hiện vật, phục dựng nơi mít tinh, kết nạp Đảng, một số đường hầm trong rừng, cầu danh dự… Đồng thời tăng cường các hoạt động, tổ chức thêm nhiều sự kiện dưới tán rừng, và đặc biệt rừng cây Bác Hồ sẽ được nằm trong chuỗi liên kết du lịch đậm nét tâm linh về nguồn với Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, Địa đạo Kỳ Anh, Bãi Sậy Sông Đầm.

    TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm